Nước cứng là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách nhận biết nước cứng

1. Nước cứng là gì?

Nước cứng là loại nước chứa hàm lượng cation Ca2+ (Canxi) và Mg2+ (Magie) cao. Hàm lượng các Ion này có trong nước càng cao thì độ cứng của nước càng lớn. Nước cứng và nước mềm khác nhau ở hàm lượng Ca2+ và Mg2+.

Nước cứng là loại nước chứa hàm lượng cation Ca2+ và Mg2+ cao

2. Các loại nước cứng

Dựa vào thành phần các chất có trong nước cứng, người ta chia nước cứng thành 3 loại sau:

Cũng như nước cứng, độ cứng của nước được chia thành 3 loại, gồm:

  • Nước cứng tạm thời (Độ cứng cacbonat): Có chứa gốc HCO3-, kết hợp với Ca2+ và Mg2+ tạo thành các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Khi đun sôi, các muối này sẽ chuyển thành muối cacbonat kết tủa trắng.
  • Nước cứng vĩnh cửu (độ cứng phi cacbonat): Chứa các anion Cl- và (SO4)2-, không thể làm mềm bằng nhiệt độ như nước cứng tạm thời mà phải dùng đến phương pháp hóa học.
  • Nước cứng toàn phần (độ cứng tổng): Loại nước cứng này chứa cả thành phần nước cứng vĩnh cửu lẫn nước cứng tạm thời. Để giảm độ cứng của nước này, bạn có thể chọn cách đun sôi nó hoặc sử dụng các chất hóa học để tạo kết tủa với Ca2+ và Mg2+.

3. Các mức độ của nước cứng là gì?

Theo USGS (Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ), độ cứng của nước được xác định dựa trên nồng độ của các cation kim loại Canxi (Ca2 +) và Magiê (Mg2 +):

  • 0 – 60 ppm (mg/L): Nước mềm.
  • Từ 61 – 120 ppm (mg/L): Nước cứng vừa phải
  • Từ 121 – 180 ppm (mg/L): Nước cứng.
  • Trên 180 ppm (mg/L): Nước rất cứng.
 Độ cứng của nước phụ thuộc vào thành phần các chất hòa tan trong nước

4. Những dấu hiệu của nước cứng là gì?

Bạn có thể nhận biết được nước cứng dựa vào một số dấu hiệu như:

  • Nước cứng có hàm lượng magie cao sẽ có vị đắng.
  • Khi đun sôi, trong nước xuất hiện kết tủa có màu trắng lơ lửng, đây chính là kết tủa MgCO3 và CaCO3.
  • Xà phòng tạo ít bọt hơn khi hòa vào nước cứng.
  • Xuất hiện các vết hoen gỉ, mảng bám tại các thiết bị đường ống dẫn nước, thậm chí gây tắc đối với các đường ống nhỏ, nhất là vòi hoa sen.
  • Các dụng cụ chứa nước, ấm đun nước, bình nước nóng lạnh, đáy lồng máy giặt… xuất hiện mảng bám, cặn.

5. Tác hại của nước cứng đối với sinh hoạt hằng ngày

Nước cứng có thể gây ra rất nhiều phiền toái đối với sinh hoạt hằng ngày bởi có thể tạo mảng bám bởi các chất kết tủa như CaCO3, đặc biệt là khi nhiệt độ tăng cao. Một số vấn đề mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng nước cứng như:

  • Làm giảm tuổi thọ của các thiết bị như nồi hơi, bình nước nóng lạnh, ấm đun nước siêu tốc…Ở nhiệt độ cao, các chất kết tủa trong nước cứng tăng lên đáng kể. Chúng bám vào thanh tản nhiệt của các thiết bị này và làm ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt, từ đó làm giảm hiệu quả làm nóng nước, gây tiêu tốn năng lượng. Các chất mảng bám khiến tuổi thọ của các thiết bị giảm sút, nhanh hư hỏng.
  • Tắc nghẽn thiết bị, đường ống dẫn nước: Sau một thời gian sử dụng, các mảng bám dần dần hình thành trên bề mặt của các thiết bị đường ống dẫn nước. Khi các mảng bám dày lên sẽ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn, đặc biệt đối với các đường ống nhỏ, vòi hoa sen…
  • Gây mất vệ sinh và tính thẩm mỹ: Bề mặt các mảng bám chính là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, tác nhân gây bệnh sinh sôi nảy nở. Hơn nữa, nước cứng khiến các thiết bị bị hoen rỉ, gây ra các vết ố vàng rất mất vệ sinh và thẩm mỹ.
  • Ảnh hưởng đến khả năng tạo bọt của xà phòng, các chất tẩy rửa, từ đó làm tiêu hao nhiều hơn so với bình thường.
  • Khiến quần áo bị ố vàng, nhanh mục nát và rách hỏng.
  • Sử dụng nước cứng lâu ngày ảnh hưởng đến làn da và mái tóc: Khiến tóc xơ rối chẻ ngọn, da khô ráp…
     Tác hại của nước cứng trong sinh hoạt hằng ngày

6. Nước cứng có uống được không?

Nếu hàm lượng khoáng chất trong nước cứng nằm trong giới hạn cho phép, thì nước cứng có thể an toàn để uống. Nó có thể đáp ứng yêu cầu của bạn về canxi và magiê.

Theo khuyến nghị, mức nước uống lý tưởng TDS nên dưới 300 mg/l, mức an toàn là dưới 500mg/l.

Nước cứng vẫn có thể uống được nếu nằm trong giới hạn cho phép

Uống nước cứng tưởng chừng có hại nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. WHO chỉ ra rằng:

  • Hàm lượng các khoáng có trong nước tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư và tim mạch.
  • Lượng chất khoáng có trong nước tuy rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng và không thể bù đắp thông qua việc sử dụng các loại thực phẩm.
  • Khoáng chất trong nước tồn tại dưới dạng ion và dễ hấp thu hơn hẳn so với khoáng chất từ thực phẩm.
  • Các chất khoáng trong nước, đặc biệt là canxi và magie rất quan trọng với sức khỏe, nhất là với chức năng tim và co bóp cơ.
WHO chỉ ra rằng chất khoáng trong nước rất tốt cho sức khỏe

Hàm lượng các chất khoáng có trong nước tốt cho sức khỏe theo WHO khuyến nghị là:

  • Từ 100ppm đến 1000ppm đối với tổng hàm lượng chất rắn hòa tan TDS.
  • Từ 75ppm đến 125ppm đối với độ cứng của nước tính theo CaCO3.

Việc xác định xem nguồn nước mà bạn đang dùng có đảm bảo về độ cứng theo như mức khuyến nghị không phải dễ dàng.

Hơn nữa, trong nước có thể chứa rất nhiều tạp chất, kim loại nặng, vi khuẩn… mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Do đó, để đảm bảo về chất lượng nước, tốt nhất bạn nên dùng máy lọc nước Nano Geyser cho gia đình mình. Nano Geyser có khả năng lọc sạch tạp chất, các chất gây hại, bên cạnh đó giữ lại các chất khoáng tốt cho sức khỏe có trong nước.

Máy lọc nước Nano Geyser cho nước đầu ra là nước còn khoáng tốt cho sức khỏe

Nước đầu ra của máy đạt tiêu chuẩn nước ăn uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT nên bạn hoàn toàn an tâm về độ cứng của nước. Đặc biệt, máy còn có khả năng chuyển đổi cấu trúc tinh thể sang cấu trúc Aragonite dạng thanh mảnh, giúp cơ thể hấp thu khoáng chất tốt hơn, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Máy lọc nước Nano Geyser chính là giải pháp tốt nhất cho nguồn nước sạch.

tags: nước cứng như thế nào, nước cứng là gì, tại sao gọi là nước cứng, tác hại của nước cứng, cách nhận biết nước cứng

Bình luận trên Facebook