Mùi lạ trong nước? nguy hiểm tiềm ẩn và cách xử lý bạn cần biết

Mùi lạ trong nước? nguy hiểm tiềm ẩn và cách xử lý bạn cần biết

Sự việc nước sinh hoạt ở một vài khu chung cư trên địa bàn Hà Nội trong mấy ngày gần đây có tình trạng mùi lạ khiến cho không ít người hoang mang lo lắng. Trong khi đợi các cơ quan chức năng đưa ra cách giải quyết triệt để và hiệu quả  thì người dân chủ đã động tìm cách khắc phục tình trạng nước có mùi lạ bằng nhiều phương pháp đơn giản.

Đối với nước sinh hoạt

Theo công bố, hai nguyên nhân chính gây mùi nồng, mùi khét khó chịu trong nước máy là clo (do nhà máy dùng để xử lý nước) và styren trong dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước. Clo là một chất khá quen thuộc thường dùng để tẩy rửa, khử trùng, hàm lượng clo dư trong nước phải đạt ngưỡng an toàn 0,3-0,5mg/l. Clo dư đối với trẻ nhỏ có thể gây hại hơn so với ngươi lớn, làm khô giác mạc mắt, khô, viêm da, ảnh hưởng đến men răng…
Trong khi đó, chất styren là một chất hữu cơ lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dễ bay hơi, nhưng bốc mùi khó chịu khi đậm đặc. Styren nằm trong danh mục những chất gây ô nhiễm không khí độc hại. Nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn, styren có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như tác động tới hệ thần kinh, mất tập trung, mệt mỏi, suy yếu và nôn mửa. Về lâu dài, styren có thể phá hủy gan và mô thần kinh, dẫn tới ung thư.

Mùi lạ trong nước tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại ảnh hưởng sức khoẻ

Styren nhiễm trong nước sinh hoạt rất dễ bám lại trong đường ống dấn nước. Đặc biệt đối với các thiết bị làm nóng như bình nóng lạnh sẽ làm chất này bốc hơi nhanh hơn và

gây mùi khét khó chịu. Để xử lý lượng tồn dư nước ô nhiễm, sau khi nhà máy khắc phục được tình trạng ô nhiễm đầu nguồn, người dân cần thực hiện sục rửa đường ống, thau rửa bể chứa nước đảm bảo loại bỏ hoàn toàn lượng nước ô nhiễm chứa styren.

Trong trường hợp nước đầu nguồn vẫn chưa được khắc phục, người dân có thể dùng đến biện pháp trang bị các cột lọc thô, lọc tổng có thành phần chính là than hoạt tính như lõi Pre-Carbon (là loại than có độ xốp cao, tăng bề mặt tiếp xúc với các chất ô nhiễm, có hiệu quả xử lý chất hữu cơ trong đó có dầu và các chất khử trùng như Clo, chất gây mùi khó chịu trong nước). Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) cũng khuyến cáo sử dụng than hoạt tính dạng hạt để loại bỏ styren ra khỏi nguồn nước. Cơ chế hoạt động của than là hấp phụ các phân tử nhỏ của chất dễ bay hơi như styren, clo trên bề mặt. Bề mặt tiếp xúc của than càng lớn (hạt càng nhỏ), hiệu quả lọc càng cao.

Đối với nước ăn uống

Nếu nước có mùi khét do styren vượt ngưỡng an toàn, tuyệt đối không sử dụng trực tiếp để ăn uống mà phải dùng biện pháp thay thế như nước đóng bình, đóng chai hoặc nước đã được xử lý qua thiết bị lọc gia đình hoạt động theo cơ chế lọc RO.

Máy lọc nước nóng lạnh cao cấp KoriHome – Giải pháp loại bỏ mùi độc hại từ Hàn Quốc

Sở dĩ phương pháp này an toàn và hiệu quả bởi nước trong quá trình lọc sẽ phải đi qua các cấp lọc có thành phần than hoạt tính như Pre-Carbon và Post- Carbon với độ xốp cao giúp hấp phụ mùi khó chịu. Than hoạt tính trong bộ lọc có chỉ số iodine càng cao (500 -1000) thì hiệu quả hấp phụ styren càng tốt. Đặc biệt, màng RO được coi là bộ phận cốt yếu quan trọng nhất của máy lọc nước RO bởi kích thước màng siêu nhỏ chỉ 0.0001 Micron, các phân tử styren là chất hữu cơ có kích thước lớn nên bị giữ lại và đẩy ra ngoài theo đường nước thải.
Trong số các thương hiệu lọc nước, sản phẩm máy lọc nước KoriHome có nguyên lý hoạt động và cấu hình máy xử lý được tốt nguồn nước ô nhiễm, trong đó có styren và clo. Máy lọc nước gia đình của KoriHome được ứng dụng công nghệ lọc RO từ Hàn Quốc, cái nôi phát triển ngành lọc nước ở Châu Á. Màng RO sử dụng trong máy lọc nước KoriHome là loại màng ưu việt nhất, nhập khẩu từ Hàn Quốc, được đúc nguyên khối vô trùng, được kiểm nghiệm giúp loại bỏ 99,9% virus, kim loại nặng, tạp chất… cho nước đầu ra hoàn toàn tinh khiết.

Để đảm bảo hiệu quả lọc, chuyên gia đầu ngành về lọc nước KoriHome khuyến cáo các gia đình sử dụng máy lọc nước RO cần thay lõi lọc đúng hạn, định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

tags: máy lọc nước korihome, korihome, máy lọc nước korihome như thế nào, mùi lạ trong nước

Bình luận trên Facebook