CHỈ SỐ TDS TRONG NƯỚC LÀ GÌ? TDS CỦA NƯỚC BAO NHIÊU THÌ UỐNG ĐƯỢC

Bạn đã nghe nói về chỉ số TDS trong nước? bạn chưa thật sự hiểu rõ về chỉ số TDS trong nước? vậy bạn hãy xem ngay bài viết này nhé, chắc chắn bạn sẽ hiểu hết được về chỉ số TDS này.

Khái niệm về chỉ số TDS trong nước

TDS là viết tắt của từ (Total Dissolved Solids) Tổng chất rắn hòa tan bao gồm (khoáng chất, muối, kim loại ) tồn tại trong một lượng nước nhất đinh.
Cách sử dụng bút thử chỉ số TDS khi kiểm tra nguồn nước
Bút thử TDS giúp chúng ta xác định được chỉ số dẫn điện của các ion bao gồm: cation mang điện tích dương và anion mang điện tích âm, từ đó biết được tổng hàm nước của chất rắn hòa tan trong nước là bao nhiêu.

Dưới đây là 4 bước cơ bản để sử dụng bút thử TDS

B1: Bạn tháo nắp bảo vệ điện cực sau đó khởi động bút đo bằng cách ấn nút ON
B2: Bạn nhúng đầu điện cực vào trong cốc nước cần kiểm tra, dùng bút thử chỉ số TDS khuấy nhẹ để làm tan bọt khí bám trên điện cực.
B3: Sau khi nhúng bạn sẽ nhìn thấy các chỉ số TDS nhảy dần đến khi ổn định không nhảy số nữa thì đó chính là chỉ số TDS trong nguồn nước bạn cần kiểm tra
B4: Lau khô đầu điện cực và đậy nắp lại như ban đầu.

Lưu ý khi dùng bút thử chỉ số TDS

– Đơn vị đo của TDS là ppm
– Giới hạn TDS: 0-9990 ppm
– Giới hạn nhiệt độ: 0-80 độ C
– Sai số: +/- 2%
–  Nguồn điện: 2×1.5V, 356A, sử dụng Pin đi kèm
– Tuổi thọ của Pin: 1000 giờ sử dụng
Ý nghĩa của chỉ số  TDS trong nước
Để xác định mức độ sạch của nguồn nước, người ta thường sử dụng bút thử TDS để đo độ tinh khiết của nước.
– Chỉ số TDS Cho thấy nồng độ chắt rắn hòa tan trong nước, tổng chất rắn hòa tan bao gồm khoáng chất, muối, kim loại. Chất rắn hòa tan có cả hợp chất có lợi và có hại, nên không phải chỉ số TDS càng cao thì sẽ càng có hại, càng nhỏ càng có lợi mà bạn cần lưu ý mức độ có thế sử dụng và không nên sử dụng theo các chỉ số dưới đây.
– Chỉ số TDS từ 0-170 ( nước sinh hoạt an toàn cho cơ thể)
– chỉ số TDS từ 0-50 ( nước uống lý tưởng
– Chỉ số TDS từ 50-100 ( Nước suối, mạch ngầm)
– Chỉ số TDS từ 100-170 ( Nước cứng)
– Chỉ số TDS từ 200 -300 ( Nước cứng ở mức độ nhẹ)
– Chỉ số TDS từ  300-500 ( Nước cứng ở mức độ cao không nên sử dụng)
– Chỉ số TDS từ 500 ppm trở lên ( nước ôi nhiễm nặng tuyệt đối không nên sử dụng)
Lưu ý: Chỉ số TDS nhỏ dưới 5ppm thì nước được xem là nước cất không có khoáng chất, muối và kim loại. chỉ đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sạch cho cơ thể mà không cung cấp hay bổ sung các khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Máy lọc nước RO của hãng nào đo được chỉ số TDS

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất máy lọc nước RO  khác nhau với hệ thống lõi lọc từ 5-10 lõi, khi đi qua các lõi lọc số 1,2,3 sẽ loại bỏ các tạp chất bui bẩn, bùn đất có kích thước lớn, sau đó nguồn nước sẽ tiếp tục đi qua màng lọc RO loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, kim loại hòa tan trong nước, màng lọc RO có kích cơ 0,0001 micromet chỉ cho phần tử nước đi qua, sau khi nước đi qua lõi lọc RO sẽ qua các lõi chức năng bổ sung khoáng chất có lợi cho cơ thể.
Hiện nay trên thị trường một số máy lọc nước RO đã có màn hình hiển thị báo chỉ số TDS cho người dụng biết được mức độ chính xác nguồn nước sau lọc như Karofi, Korihome là 2 hãng sản xuất máy lọc nước lớn nhất, đã tích hợp hiển thị chức năng báo chỉ số TDS cho người dùng biết được chất lượng nguồn nước đầu ra.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về chỉ số TDS trong nước, cách sử dụng cũng như mức độ an toàn cho phép bạn có thể tham khảo, hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ hiểu rõ về TDS. 

Bình luận trên Facebook