Uống máy lọc nước RO có tốt không? Nên mua máy lọc nước nào?

Hiện máy lọc nước RO đang được sử dụng phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất, những công năng và nguyên lý hoạt động của công nghệ lọc nước này thì không phải ai cũng năm rõ. Vậy thực chất máy lọc nước RO là gì? Máy lọc nước RO có ưu nhược điểm gì? Trong bài viết hôm nay, Geyser Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm này.

máy lọc nước ro
Máy lọc nước ro là gì? – Geyser Việt Nam

1. Công nghệ lọc nước RO là gì?

Máy lọc nước RO là gì? Máy lọc nước RO là một khái niệm khá quen thuộc với người dùng Việt Nam. Máy lọc nước RO sử dụng công nghệ lọc RO với cơ chế thẩm thấu ngược với nhiều lõi lọc chức năng. Các lõi lọc có kích thước siêu nhỏ, chỉ khoảng 0,0001 micron. Nhờ vào kết cấu này mà màng lọc RO có khả năng lọc sạch 100% các tạp chất, hóa chất, vi khuẩn, virus gây bệnh và cả khoáng chất ra khỏi nước. Thành phẩm nước cuối cùng là nước tinh khiết 100% hay còn được gọi với tên gọi khác là nước cất hay nước khử khoáng.

2. Cấu tạo máy lọc nước RO

Cấu tạo máy lọc nước RO sẽ bao gồm những bộ phận cơ bản như sau:

  • Bộ lọc thô I -II- III: Bộ lọc thô có chức năng loại bỏ tạp chất kích thước lớn, loại bỏ hữu cơ, clo trước khi qua màng lọc RO. Bộ lọc thô cần thay thế thường xuyên để đảm bảo hiệu suất hoạt động của màng lọc RO không bị ảnh hưởng.
  • Bình áp chứa nước: Có chức năng đẩy nhanh quá trình lọc và đẩy nước ra vòi nhanh hơn. Thông thường các bình áp chứa nước sẽ không thể vệ sinh, vì thế cần thay thế thường xuyên để đảm bảo chất lượng nước sử dụng.
  • Van bình áp chứa nước.
  • Vòi dẫn nước sạch.
  • Van flow điều chỉnh tỷ lệ nước tinh khiết.
  • Van 1 chiều ngăn nước từ bình áp bị đẩy ngược vào màng RO.
  • Van áp cao.
  • Đai khởi thủy kết nối với đường dẫn nước thải.
  • Bơm tăng áp đẩy nước qua màng lọc RO.
  • Van điện từ.
Sơ đồ cấu tạo máy lọc nước tinh khiết RO

Có thể thấy máy lọc nước RO có cấu tạo vô cùng phức tạp, yêu cầu khá nhiều không gian khi lắp đặt. Đối với các gia đình hộ chung cư, hay muốn một loại máy lọc nước có thiết kế sang trọng, nhỏ gọn thì không nên dùng máy lọc RO.

4. Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO cơ bản sẽ trải qua 5 cấp lọc chính:

  • Cấp lọc thứ nhất: Lọc các tạp chất như bùn đất, các kim loại nặng, vụn rỉ sét kích thước lớn hơn 5 µm sử dụng lõi lọc PP 5 µm.
  • Cấp lọc thứ hai: Lọc sạch các hợp chất hữu cơ có hại, gây mùi hôi, các chất béo hóa tan trong nước nhờ vào lõi lọc than hoạt tính OCB.
  • Cấp lọc thứ ba: lọc loại bỏ các cặn bẩn có kích thước lớn hơn 1 µm sử dụng màng lọc PP 1 µm.
  • Bộ đèn tia cực tím: Có chức năng diệt khuẩn và virus gây bệnh.
  • Cấp lọc thứ năm: Màng lọc RO lọc sạch các tạp chất, kim loại nặng, vi khuẩn virus gây bệnh, giữ lại ở màng lọc và theo đường dẫn nước thải đi ra ngoài.

5. Máy lọc nước RO có tốt không ?

5.1 Ưu điểm máy lọc nước RO

Không thể phủ nhận rằng máy lọc nước RO vẫn mang những ưu điểm về khả năng lọc.

  • Máy lọc nước RO có thể sử dụng cho hầu hết các loại nước từ nước mưa, nước giếng khoan cho đến những nguồn nước nhiễm mặn.
  • Hệ thống lõi lọc nhiều chức năng, nâng cao hiệu quả lọc sạch.
  • Khả năng tự sục rửa lõi lọc.
Ưu điểm máy lọc nước RO

5.2 Nhược điểm máy lọc nước RO

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội về khả năng lọc sạch, máy lọc nước tinh khiết vẫn còn rất nhiều nhược điểm lớn như sau:

  • Cần sử dụng điện năng để lọc gây bất tiện và tốn kém chi phí.
  • Hệ thống lõi lọc cồng kềnh gây tốn kém trong việc thay thế.
  • Lõi lọc chỉ dừng lại ở việc ngăn chặn vi khuẩn mà không tiêu diệt,  và nguy cơ tái nhiễm khuẩn tại lõi lọc cao hơn.
  • Nguồn nước đầu ra nước tinh khiết, các khoáng chất tốt cho sức khỏe đã bị lọc sạch hoàn toàn.

Theo nghiên cứu của WHO, việc sử dụng thường xuyên nguồn nước được lọc từ máy lọc RO hoàn toàn không đảm bảo cho sức khỏe của người dùng. Những tác hại khi sử dụng nước khử khoáng:

  • Gây vàng da ở trẻ em
  • Tăng nguy cơ loãng xương
  • Thiếu máu, tăng huyết áp
  • Dẫn đến tình trạng sinh non, trẻ sơ sinh bị nhẹ cân
  • Gây nguy cơ bị bệnh tim, viêm loét dạ dày, bao tử

Chính vì thế mà các loại máy lọc này chỉ nên sử dụng trong các viện nghiên cứu, y tế có yêu cầu cao về độ tinh khiết của nước. Còn đối với mục đích ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, người tiêu dùng sẽ ưa chuộng một dòng máy lọc ưu việt hơn là Máy lọc nước công nghệ Nano.

Nguồn nước từ máy RO gây hại đến sức khoẻ của gia đình

6. Máy lọc nước tinh khiết nào khắc phục nhược điểm máy lọc RO?

Máy lọc nước Nano có xuất xứ từ Nga sử công nghệ lọc Nano tiên tiến chính là một lựa chọn không thể hoàn hảo hơn của mỗi gia đình.

Nhờ vào việc ứng dụng công nghệ Nano, máy lọc nước Nano hoàn toàn có thể khắc phục những nhược điểm của máy lọc nước RO, và còn được gọi với cái tên khác là Máy lọc nước không dùng điện không nước thải. Để hiểu hơn ta có bảng so sánh sau đây:

Bảng so sánh giữa công nghệ RO và Nano

Tiêu chí Máy lọc nước công nghệ Nano Máy lọc nước công nghệ RO
Kích thước lỗ lọc10 – 100 nanometKhoảng 0,1 – 0,5 nanomet
Nguyên lý tạo ra nước tinh khiết Hấp thụ các inon kim loại do bề mặt tiếp xúc với nước của lõi lọc Nano được phủ lên nhiều loại nam châm.Hấp thụ bề mặt: lõi nano lại “ngậm” và giữ lại các chất bẩn, chất hữu cơ khi nước đi qua.

Diệt khuẩn nhờ hạt nano bạc.

Sử dụng áp lực ép nước tinh khiết qua các lỗ lọc siêu nhỏ.Các chất rắn hòa tan (thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm công nghiệp…), các vi khuẩn, virus, các ion bị hydrat hóa không thể chui lọt qua màng RO và bị giữ lại trên bề mặt màng.

Các chất bẩn lưu lại trên bề mặt và được dòng nước chảy qua cuốn đi.

Có sử dụng điện hay không? Không dùng điện vì kích thước lỗ lọc Nano khá lớn. Nên không cần đến áp lực bơm, nước vẫn đi qua được.
Hiện tượng xảy ra trong quá trình hoạt động Nước thẩm thấu toàn bộ qua các mao quản. Do vậy sau một thời gian sử dụng:Màng lọc sẽ giảm khả năng trao đổi ion.

Toàn bộ chất thải sẽ được giữ trên bề mặt của lõi (nhiều chất nhầy và có thể nhìn được bằng mắt thường)

Tuổi thọ của màng lọc Nano giảm

Theo cơ chế trượt ngang, nước chảy tới màng RO sẽ phân thành 2 phần: nước qua màng RO trở thành trở thành nước tinh khiết và nước có lẫn tạp chất theo đường nước thải ra ngoài. Do vậy, màng RO sẽ bền hơn.Nước thải sẽ theo đường ống chảy ra ngoài, có thể sử dụng nước thải này vào những công việc gia đình.

Vì màng RO siêu nhỏ nên nước sau lọc đã mất đi 1 lượng khoáng cần thiết cho cơ thể. Các lõi lọc T33, khoáng đá, tạo vị… có tác dụng bổ sung những khoáng chất này cho cơ thể.

Chất lượng nước đầu ra Nước đầu ra có hàm lượng TDS (Chất rắn hòa tan trong nước) giảm không đáng kể so với nước đầu vào.Để đảm bảo hơn cần đun nước sau lọc để uống.Nước sau khi qua màng RO có hàm lượng TDS giảm 95% – 99% so với nước đầu vào.Nước đầu ra đạt tiêu chuẩn QCVN01-2009/BYT, chỉ còn nước tinh khiết, không còn virus, vi khuẩn và bất kì tạp chất nào khác.

Nước được bổ sung khoáng chất và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu nhờ các lỗi lọc phụ trợ. Nước sau lọc uống được ngay lập tức, không cần đun sôi.

Tuổi thọ lõi lọc Tuổi thọ thấp do cặn bã và tạp chất đều lưu lại trên màng lọc, theo thời gian có thể nhìn thấy. Cần phải vệ sinh thường xuyên. Tuổi thọ cao, tới 2 năm và có thể cao hơn nếu dùng đúng cách, do các cặn bẩn, tạp chất đều bị cuốn đi không lưu lại gây tắc và rách màng lọc.
Chi phí mua máyGiá máy: 4.000.000 – 6.000.000đ. Giá máy: 4.000.000 – 6.000.000đ.
Chi phí thay lõi Khoảng 1.000.000đ / lõi. Khoảng 600.000đ / lõi.
Phạm vi sử dụng Yêu cầu nguồn nước đầu vào phải sạch (Phổ biến ở các nước phát triển)Mục đích sử dụng mang tính tạm thời, trong thời gian ngắn (ví dụ bộ đội hành quân thường mang theo để uống một thời gian rồi bỏ đi).Màng RO đi kèm các lõi lọc, sử dụng được cho mọi nguồn nước ở Việt Nam (Nước thường, nước nhiễm đá vôi, nước phèn) .Phù hợp với mục đích sử dụng: ăn uống, sinh hoạt, y tế.
Máy lọc nước Nano khắc phục nhược điểm của máy lọc nước RO
tags: máy lọc nước ro, máy ro, máy ro có tốn điện không, máy ro có tốt không, máy lọc nước ro như thế nào

Bình luận trên Facebook