Chi tiết sơ đồ và nguyên lý hoạt động cơ bản của máy lọc nước RO

Máy lọc nước thẩm thấu ngược RO là dòng sản phẩm phổ biến với nhiều hộ gia đình, được rất nhiều khách hàng lựa chọn và tin dùng. Thông thường khách hàng sẽ được thợ lắp đặt máy RO tại nhà, tuy nhiên việc tìm hiểu sơ đồ máy lọc nước, nguyên lý hoạt động của máy lọc nước cũng là một điều cần thiết. Vậy hãy để bài viết dưới đây chia sẻ cho bạn những điều đó.

1. Sơ đồ máy lọc nước RO

Các bước lắp đặt máy lọc nước RO sẽ được thể hiện trong sơ đồ điện máy lọc nước sau đây:

Bước 1: Trước tiên nối ống dẫn nước từ máy vào bên trong bể chứa đồng thời lắp thêm van cấp nước giúp điều chỉnh, ngắt nguồn nước khi có nhu cầu.

Bước 2: Tiếp theo tiến hành lắp đặt 3 lõi lọc theo trình tự sau trong tủ:

  • Lắp lõi số 1, số 2, số 3 theo vị trí.
  • Dùng van áp thấp và van điện từ để bơm áp giữa lõi lọc số 1 và lõi lọc số 2.
  • (Van áp thấp có tác dụng đo áp lực nước đầu vào, nếu nhận thấy áp lực nước không đủ mạnh để vận hành thì máy sẽ ngừng hoạt động vì áp lực nước đầu vào theo tiêu chuẩn bắt buộc phải từ 3m trở lên. Còn chức năng của van điện từ là tự động đóng mở, kiểm soát chất lượng của dòng chảy.)

Bước 3: Thực hiện nối dây RO vào trong đầu lõi lọc 1. Khi nối, bạn cần quấn thêm băng tan và siết chặt các con ốc để đảm bảo nước không bị rò rỉ ra ngoài và tràn vào trong màng RO.

Bước 4: Bước cuối cùng chúng ta sẽ lắp đặt các lõi chức năng và bình áp máy lọc RO vào vị trí cố định.

Sơ đồ máy lọc nước RO

2. Cấu tạo máy lọc nước RO

2.1 Hệ thống lõi lọc

Hệ thống lõi lọc của máy RO được xe là thành phần linh kiện tiêu hao của máy. Để đảm bảo chất lượng lọc tốt nhất thì người dùng nên thay lõi lọc mới sau một thời gian dài sử dụng vì bộ lõi lọc cũng có tuổi thọ như bao thiết bị khác.

Đối với máy lọc nước thông thường sẽ có 5 cấp lọc và sẽ được bổ sung thêm tùy vào chất lượng của từng cấp lọc nước và quan trọng hơn hết là phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng:

  • Cấp lọc 1, 2, 3: Được gọi là cấp lọc thô dùng để lọc tạp chất, cặn bẩn, đất cát, rong rêu,…
  • Cấp lọc 4: Lọc nước qua màng RO kích thước khe hở siêu nhỏ đến mức chỉ cho phép các phân tử nước đi qua. Các chất bẩn còn sót lại trong quá trình lọc ở 3 cấp đầu tiên sẽ được giữ tại màng RO và theo đường nước thải ra ngoài. Cấp lọc này là cấp lọc quan trọng nhất trong máy RO.
  • Cấp lọc 5: Giúp tạo vị ngọt, tăng độ pH cho nguồn nước sau lọc.

Hệ thống lõi lọc máy RO

2.2 Linh kiện máy lọc nước

Linh kiện đi kèm theo máy lọc nước thường sẽ có những đặc điểm khác nhau tùy vào từng dòng máy, sau đây là một số linh kiện cơ bản của một bộ máy lọc nước:

  • Vòi nước: Tùy theo nhu cầu của bản thân hoặc đặc điểm không gian nhà ở mà bạn sẽ chọn loại vòi nước phù hợp về chất lượng và kiểu dáng.
  • Van điện từ: Van hoạt động bằng điện năng giúp tách nước thẩm thấu tự do.
  • Van áp thấp: Có chức năng ngắt mạch điện khi phát hiện nguồn nước hết hoặc cấp yếu và có thể ngắt điện khi lõi lọc bị tắc, việc này sẽ bảo vệ máy lọc khỏi hư hỏng.
  • Van áp cao: Có tác dụng điều khiển hoạt động của máy lọc nước, van áp cao ngắt điện khi bình áp đã đủ nước.
  • Van nước thải: Đưa nước thải sau khi lọc theo đường dẫn ra ngoài.
  • Bơm: Dùng để bơm nước, tạo áp lực nước cao đẩy qua màng lọc RO để cho hoạt động lọc nước qua màng được hiệu quả và ổn định.
  • Bình áp: Dùng để dự trữ nước và tạo áp suất cho hệ thống.
  • Một số linh kiện khác đi kèm.
Một số linh kiện của máy lọc nước RO

3. Nguyên lý hoạt động cơ bản của máy lọc nước RO

Chúng ta vừa tìm hiểu qua sơ đồ máy lọc nước vậy còn nguyên lý hoạt động của máy như thế nào? Thông thường, để chất lượng nguồn nước đầu ra của máy RO uống được trực tiếp thì sẽ cần đến 7 lõi lọc và hoạt động dựa trên nguyên lý sau đây:

  • Bước 1: Nước được đưa vào máy, qua cột lọc thứ nhất (lõi PP 5 micron) sẽ lọc thô các chất cặn bẩn, rong rêu, đất cát,…
  • Bước 2: Đến lõi thứ 2 chứa than hoạt tính (Lõi OCB – GAC), nước sẽ được loại bỏ những chất hữu cơ, chất béo hòa tan, khử clo và mùi hôi. Nếu nước nhiễm đá vôi thì sẽ thay lõi thứ hai bằng lõi Cation chứa chất khử độ cứng để bảo vệ màng lọc RO, làm nước có vị ngọt tự nhiên.
  • Bước 3: Lõi lọc số 3 (Lõi PP 1 micron) là các lợi có độ nhỏ 1µm, nước đi qua sẽ được lọc các tạp chất, các chất lơ lửng to hơn kích thước này. Nếu ở bước 2 bạn sử dụng lõi đá vôi thi ở bước này bạn sẽ thay bằng lõi Carbon Blook.
  • Bước 4: Màng lọc RO là điểm đến thứ 4, được ví như trái tim của máy lọc nước. Màng lọc sẽ loại bỏ 99,99% virus, vi khuẩn, Asen, các ion kim loại nặng và các tạp chất siêu nhỏ. Bơm nước sẽ đẩy nước với áp lực cao giúp quá trình lọc được diễn ra mạnh hơn. Nước qua màng lọc RO sẽ trở thành nước tinh khiết, phần nước còn lại sẽ theo đường nước thải ra ngoài.
  • Bước 5: Lõi T33 – GAC với than hoạt tính sẽ loại bỏ mùi vị ngang của nước.
  • Bước 6: Lõi Nano Silver sẽ ngăn ngừa sự tái nhiễm khuẩn khi nước lưu thông qua các vị trí khớp nối trong hệ thống lọc, trung hòa Axit, cân bằng pH và tạo độ ngọt cho nước.
  • Bước 7: Lõi khoáng đá cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Nguyên lý hoạt động cơ bản của máy lọc nước RO

Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu được sơ đồ máy lọc nước như thế nào và máy hoạt động theo nguyên lý nào. Tuy nhiên, nếu máy lọc nước gặp những lỗi bạn không thể xác định được thì tốt nhất hãy liên hệ với những nhân viên kỹ thuật, chuyên gia để được tư vấn và chăm sóc.

tags: cơ chế hoạt động máy RO, máy RO, máy lọc nước ro, máy lọc nước chính hãng, cơ chế hoạt động máy lọc nước

Bình luận trên Facebook